Hậu Nghệ chết rồi.
Đây là cảnh tượng vừa mới sáng sớm Hằng Nga đã nhìn thấy bên giếng: Y yên tĩnh nằm trong linh cữu, mắt nhắm nghiền, vẻ mặt bình thản nhưng tái xanh, trên người đã không còn hơi thở thuộc về người sống nữa. Linh hồn y đã rời khỏi thân thể, thứ duy nhất còn lại là sự tĩnh lặng lạnh lẽo.
Sau đó nắp quan tài được đóng lại, đội ngũ đưa tang cuồn cuộn kéo dài trên hơn mấy dặm. Tiếng nhạc buồn bã vang khắp chân trời, mặc dù Hằng Nga đứng bên giếng không nghe thấy gì cả nhưng ít nhất nàng cũng có thể nhìn thấy mọi người đang thổi kèn gõ phách. Trong tang lễ, người đến truy điệu y gần như đều khóc đến mức không thở nổi, thậm chí đến cả thiên tử cũng đích thân đến để đưa tiễn vị anh hùng này. Thực sự có quá nhiều người, vì thế nước giếng cũng không thể chiếu hết toàn cảnh tang lễ, thế nhưng Hằng Nga vẫn nhìn thấy bóng lưng một lão giả tóc trắng trong đám người. Không nhìn thấy mặt nhưng bóng lưng ông ta lại rất gây chú ý, nó mang theo sự hiu quạnh đặc biệt. Thân thể vốn đang run rẩy của nàng ấy lại càng run rẩy hơn.
“Phụ thân…” Thỏ Ngọc nghe thấy nàng ấy lẩm bẩm.
Ồ, là phụ thân của Hằng Nga… Nghe nói là một vị đại quan cao quý thì phải? Từ vải vóc may y phục mộc mạc nhưng lại bóng loáng tinh tế của ông ta là có thể nhìn ra được. Thỏ Ngọc nghĩ, địa vị người này chắc là tương đương với tiên quân được phàm nhân cung phụng trên Thiên Đình… Có lẽ là vậy. Chính người này đã một tay thúc đẩy mối hôn nhân của Hằng Nga và Hậu Nghệ nhưng lại gián tiếp khiến cho con gái mình vĩnh viễn rời khỏi trần thế. Cũng không biết lão phụ thân này bây giờ có tâm trạng gì… Có điều Thỏ Ngọc cũng không quan tâm đến chuyện này.
Mặt nước vốn đang bình thản như gương đột nhiên gợn sóng, sau đó “tí tách” một tiếng. Thỏ Ngọc lập tức đoán ra được có chuyện gì. Nàng quay đầu nhìn Hằng Nga, giọt lệ từ đôi mắt đào hoa kia nhỏ xuống đã chứng thực cho suy đoán của Thỏ Ngọc. Nước mắt chảy xuôi xuống theo gương mặt trắng như tuyết rồi rơi vào trong giếng.
Không gào khóc, thậm chí đến cả tiếng nức nở cũng không nghe thấy, Hằng Nga chỉ im lặng rơi lệ, để mặc cho nước mắt mình hòa lẫn với nước giếng rồi trở thành một phần trong đó. Thỏ Ngọc chỉ đứng bên cạnh nhìn, mắt Hằng Nga ầng ậng nước, phản chiếu lại ánh sáng lấp lánh, lệ rơi như những mũi tên sắc bén đâm xuyên qua trái tim Thỏ Ngọc, máu nàng như đông cứng. Giọt lệ ấy không rơi xuống vì nàng mà là vì một người phàm đã được định sẵn là phải đi luân hồi, mở ra kiếp sống mới. Thỏ Ngọc cụp mắt, che đậy đi sự bực bội và cả ghen tỵ đối với Hậu Nghệ của mình, mặc dù Hằng Nga hoàn toàn không cảm nhận được cảm xúc của nàng.
Con người cuối cùng rồi cũng sẽ chết, đây là sự thật mà mỗi một sinh vật có trí tuệ trên thế giới này đều hiểu rõ. Nhưng đây là một nơi diệu kỳ, khi cái chết thực sự tới, thật ra không có một ai có thể sẵn lòng đón nhận nó, nói một cách chính xác, người sống không chấp nhận cái chết, bởi vì người đã bị cái chết mang đi làm gì có tư cách chấp nhận hay không? Những bi thương của người chết đều để lại cho người còn sống trên đời, còn linh hồn của người chết thì được mang đến địa phủ, tiến vào một vòng luân hồi tiếp theo.
Hai mắt Hằng Nga đã sưng đỏ, thế nhưng lúc này nhìn nàng ấy như một linh hồn u ám. Ở thế giới phàm trần, khi một người nàng ấy quan tâm rời đi thì có thể lường trước được rằng, sau này nàng ấy sẽ tiếp tục phải trải qua sự biệt ly này. Trong lòng Thỏ Ngọc thầm tính toán, tiếp theo sẽ là ai đây? Có lẽ là phụ thân Hằng Nga, sau khi đưa tiễn con gái, ông ta đã già đi rất nhiều.
Mặt nước chiếu ra trần thế của hiện tại đã bị đêm tối bao phủ, Nguyệt Chi quốc đang là ban ngày. Nghe nói nếu trong đêm tối ở nhân gian, ngẩng đầu thì sẽ nhìn thấy mặt trăng sáng như ban ngày tỏa ra ánh sáng dịu dàng trong khoảng không đêm tối… Đương nhiên đây cũng là truyền thuyết Thỏ Ngọc nghe được từ tộc nhân của mình, nàng chưa từng đi tới thế giới phàm trần. Hằng Nga ngồi đờ ra cạnh giếng, bây giờ nàng ấy như một căn nhà lung lay sắp đổ, trụ cột chống đỡ nàng ấy đã sụp xuống rồi. Sau đó nàng ấy chật vật đứng dậy, dùng tay áo tùy ý lau khóe mắt, bước đi tập tễnh đến lấy chiếc giỏ đặt bên chân, nàng ấy đi đến dưới gốc cây quế hoa bắt đầu công việc của ngày mới.
… Đúng là không dễ dàng, dù cho buồn bã thành như vậy vẫn còn phải làm việc. Trong lòng Thỏ Ngọc trợn trắng mắt với Vương Mẫu nương nương – Người đã phái Hằng Nga đi làm việc. Nàng nhảy đến bên giếng nước rồi nhìn xuống, thấy tang lễ đã kết thúc rồi nhưng dòng người cuồn cuộn không ngừng vẫn nhắc tới cái chết của Hậu Nghệ. Những người này không có một ai là con cháu của Hậu Nghệ bởi Hằng Nga còn chưa kịp sinh con cho y thì đã bị nhốt trên mặt trăng vĩnh viễn.
“Hậu Nghệ… Nghệ…” Giỏ mới lấp đầy được một nửa, cuối cùng Hằng Nga cũng không nén nổi nỗi buồn, nàng ấy dựa vào thân cây quế hoa to lớn rồi từ từ trượt xuống, cuối cùng ngồi trên nền đất, đau khổ khóc lên thất thanh.
Thỏ Ngọc ngồi một bên nhìn bả vai không được xem là rộng lớn của Hằng Nga run lên vì khóc, nàng rất muốn đến ôm nàng ấy lên… Nhưng nàng không làm được.
Khoảng cách cho tới trình độ có thể ôm lấy Hằng Nga vào lòng… Chỉ còn thiếu một chút nữa. Giống như đang chạy tới nguồn sáng duy nhất trong khu rừng tối tăm, ánh sáng lóa mắt nóng bỏng đã gần trong gang tấc nhưng vẫn không thể chạm tới như trước. Chỉ còn một chút nữa thôi!
Chỉ thêm một chút nữa là có thể ôm lấy Hằng Nga, chiếm nàng ấy làm của riêng mình được rồi. Ý nghĩ này khiến trái tim Thỏ Ngọc dâng cao, sắp không nén được sự nôn nóng, nàng dứt khoát xoay người chui vào rừng trúc, không để ý đến Hằng Nga đang khóc thút thít dưới gốc cây nữa. Đương nhiên điều này không chứng tỏ cho việc nàng bỏ lại Hằng Nga ở chỗ đó một mình. Nàng sẽ quay lại, không lâu nữa đâu, bằng một hình hài hoàn toàn mới.
Vì thế Thỏ Ngọc đi một mạch vào sâu trong rừng trúc, tìm nơi mà hàng ngày nàng vẫn tu luyện.
Nàng lại nhắm mắt lại, dựa vào cây trúc đó, mặc kệ cho suy nghĩ bị linh lực cuồn cuộn trong cơ thể chiếm lấy.
Linh hồn phiêu du trong thế giới tư duy. Linh lực là một thứ đồ hỗn loạn khó kiểm soát, không hề có quy luật, bây giờ đáng nói là suy nghĩ do nó làm chủ cũng không có trật tự nào, nếu như thực sự phải dùng thứ gì đó để hình dung thì… Nó giống như một đứa trẻ tùy tiện đánh đổ rồi trộn cách màu sắc lại cùng một chỗ, sặc sỡ sắc màu. Thế nhưng tu luyện được đến bước này, Thỏ Ngọc đã có thể tìm được một con đường dẫn nàng đến mục tiêu mình hướng đến trong đống màu sắc hỗn loạn. Sắp rồi… Nàng có thể cảm nhận được cảm giác run rẩy từ đầu cho đến chân, xuyên qua toàn thân, đây là dự cảm sắp đột phát, cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong tập trung tinh lực.
Nếu lúc này có ai đó đi lạc vào khu rừng, nhất định sẽ nhìn thấy một cảnh tượng kỳ diệu: Thân thể của một con thỏ lơ lửng ở tầm giữa cây trúc cao, cơ thể bị ánh sáng yếu ớt thần kỳ bao quanh. Lúc đầu ánh sáng kia còn hơi mờ nhưng bằng mắt thường cũng có thể thấy nó đang trở nên sáng hơn, càng ngày càng sáng, cho đến cuối cùng sáng chói khiến người ta không mở nổi mắt.
Sau khi ánh sáng cho dù có nhắm mắt cũng khó mà che được tản đi, sức sống tràn đầy thân thể Thỏ Ngọc. Nàng mở mắt ra, tầm nhìn đã cao hơn trước đây rất nhiều.
Thành công rồi! Nàng cúi đầu, nhìn đôi chân trần trụi của bản thân, là hai chân thuộc về con người. Giơ tay lên xem xét, hai bàn tay đều chia thành năm ngón thon dài. Mặc dù không nhìn thấy dáng người của mình thế nào nhưng da rất trắng, hơn nữa cũng không có đầy lông như con thỏ. Thỏ Ngọc chùng gối, cong người nhảy, ở hình dạng con người nhảy không cao bằng hình dạng thỏ nhưng có được thân thể con người có thể làm được nhiều chuyện hơn là thỏ.
Đây là thân thể mới của ta sao? Thỏ Ngọc đưa tay lên đỉnh đầu, xúc cảm mềm mại nhẹ nhàng, có lẽ là toàn bộ lông trên cơ thể lúc trước đều tập trung ở tóc rồi. Lúc này nàng lại sờ được thứ gì đó lắc lư, bên trên cũng có lông… Là tai thỏ của nàng. Bên trên khe mông hình như cũng có một “ quả cầu lông”, chắc là đuôi rồi, nàng cẩn thận suy nghĩ. Mặc dù bây giờ có thể hóa thành hình người nhưng vẫn chưa đến bước ẩn giấu được hoàn toàn những thứ đặc trưng thuộc về thỏ.
Thỏ Ngọc có hơi buồn chán, nếu như trước đây nàng không lười biếng thì bây giờ hẳn là nàng đã đạt đến cảnh giới đó, mà sau khi đồng tộc của nàng biết tiến độ nàng lạc hậu như này, sợ là họ sẽ cười nàng chết mất.
Đương nhiên bây giờ tộc thỏ nhân cũng không nhớ được sự tồn tại của Thỏ Ngọc nữa, suy nghĩ của bọn họ không liên quan gì đến nàng của hiện tại. Thỏ Ngọc hít sâu một hơi, cẩn thận nhấc một chân lên rồi bắt đầu thử dùng cách đi đứng, chạy nhảy của con người.
Bước đi đầu tiên của Thỏ Ngọc còn hơi chưa quen được với cách thức đi lại hoàn toàn mới nhưng rất nhanh nàng đã nắm chắc được ý chính. Sự thật chứng minh, cách thức di chuyển của nhân loại thực sự khác một trời một vực với loài thỏ, Thỏ Ngọc không có cách nào nhảy hay đi như khi còn ở hình dáng con thỏ, nhưng bước từng bước trên mặt đất lại có một loại cảm giác vô cùng ổn định, nàng không bài xích nó. Nàng cứ như thế đi xuyên qua rừng trúc, bước chân càng lúc càng nhẹ nhàng và nhanh hơn.
Mặc dù điểm cuối cùng trong mục tiêu của Thỏ Ngọc nằm bên ngoài rừng trúc nhưng sau khi chạy được mấy nước, nàng đã dừng lại trước một ao nước.
Ao nước rất nông, phản chiếu rõ ràng bầu trời xanh thẳm, còn có trúc xanh tươi tốt bên cạnh. Thỏ Ngọc đi về phía cái ao, trái tim đập thình thịch không ngừng. Sau đó, nàng ngồi xổm xuống ló đầu ra, từ trong nước trong vắt như mặt gương kia, nàng nhìn thấy ảnh phản chiếu của chính mình.
Nhìn theo ánh mắt của nhân loại, gương mặt này chắc khoảng mười bốn, mười lăm tuổi, là lứa tuổi đang trên con đường trưởng thành nhưng còn chưa cởi bỏ được nét trẻ con. Đương nhiên điều này cũng không hề ảnh hưởng đến những nữ tử ở tuổi này phải khoác lên hỉ phục đỏ thắm ngồi kiệu gả cho người ta. Nếu như Thỏ Ngọc không nhớ lầm thì năm đó lúc Hằng Nga gả cho Hậu Nghệ cũng chưa quá mười lăm tuổi mà lúc đó hình như Hậu Nghệ đã hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi rồi, trâu già gặm cỏ non, phì… Thỏ Ngọc tự giác xem nhẹ tuổi tác của chính mình, nếu như đổi sang thời gian của nhân loại thì ít nhất nàng cũng có thể đè bẹp mười tên Hậu Nghệ, hơn nữa gương mặt này của nàng dù nói bản thân đã mấy trăm tuổi có lẽ cũng không ai tin.
Thỏ Ngọc ngồi bên ao nước, cẩn thận đánh giá ngoại hình bản thân mới có được. Gương mặt này không phải mặt trái xoan giống Hằng Nga mà ngược lại có một hơi tròn tròn chút, cái từ ấy phải nói thế nào nhỉ? Ồ, có lẽ là mặt trứng ngỗng. Hai má trắng nõn nhuốm màu của mây hồng, khắc bên trên đó là đôi mắt hạnh đỏ tươi giống như hai viên đá mã não* đỏ. Có điều thứ hấp dẫn ánh mắt người ta nhất ngoại trừ hai cái tai trắng trên đỉnh đầu ra thì chính là mái tóc dài trắng bạc này, phần đuôi tóc còn có màu đỏ nhàn nhạt. Mái tóc trong màu trắng ánh ra chút đỏ, buông xuống đến eo, kết hợp với ngoại hình non nớt của thiếu nữ tạo thành cảm giác đối lập cực lớn. Hai bên tóc mai rủ xuống hai lọn trắng bạc, không nghiêng không lệch che đi hai viên trân châu vừa tròn vừa nhỏ nhắn trước ngực.
*Đá mã nào: Là một họ lớn của dòng đá thạch anh và được con người khai thác từ cách đây rất lâu (trong khoảng 10.000 – 3000 năm trước công nguyên).
Xuất phát từ sự hiếu kỳ, Thỏ Ngọc véo lên chỗ cao nhất trên bộ ngực, đột nhiên nàng cảm thấy da đầu tê dại, sau đó lưng cũng ngứa ngáy.
Thân thể nhân loại thật thú vị… Lát nữa gặp Hằng Nga cũng sẽ nghịch cơ thể nàng ấy như thế. Vừa gảy nhũ hoa, Thỏ Ngọc lại đưa tay xoa ngực chính mình. Thân thể này… Nói thế nào nhỉ, thực sự là từ đầu đến chân đều mang cảm giác thiếu nữ, đến cả phần ngực cũng như thế, hai ngọn núi nhỏ chỉ hơi nhô lên thôi, thậm chí bàn tay nàng có thể che phủ hoàn toàn. Thỏ Ngọc bĩu môi, buông tay xuống, nhớ lại hình như ngực Hằng Nga lớn hơn một chút, ít nhất lúc nàng dùng đôi mắt của thỏ mà nhìn thì cũng không cảm thấy nó nhỏ, có điều nhìn bằng ánh mắt của con người thì không chắc sẽ như vậy. Điều này khiến Thỏ Ngọc hồi tưởng lại một kiến thức nhỏ mà trước đây Thố nhân trưởng lão từng nói đến: Nữ nhân loại vừa mới mang thai, ngực sẽ lớn lên bằng tốc độ mắt thường có thể thấy được, nghe nói là sẽ tiết ra sữa gì đó. Đương nhiên bây giờ cũng không có cách nào nghiệm chứng cái này, thậm chí Hằng Nga còn chưa từng có con, Thỏ Ngọc làm nữ nhi cũng không có công cụ làm cho người ta mang thai.
Đùa nghịch bộ ngực của mình trong chốc lát, Thỏ Ngọc cảm thấy thật nhạt nhẽo, thế nhưng trước khi đến gặp Hằng Nga, nàng đã làm một chuyện khác. Nhớ đến cảnh tượng hôm qua nhìn thấy trong giếng nước, trong lúc ốm yếu Hậu Nghệ còn gọi tên Hằng Nga, nàng học theo dáng vẻ của Hậu Nghệ, đôi môi hé mở, đưa một luồng hơi từ bụng lên khoang miệng.
… “Hằng… Nga.”
Âm thanh thoát ra khỏi cổ họng Thỏ Ngọc, biến mất trong rừng trúc. Thỏ Ngọc không nén nổi niềm hạnh phúc trong lòng, nàng ngửa cổ cười lớn một lát. Sau khi cười xong, nàng mới đứng dậy lần nữa, chạy như bay ra khỏi rừng trúc. Sau khi biến thành nhân loại, bởi vì chân dài hơn nên đường dưới chân cũng trở nên ngắn hơn nhưng Thỏ Ngọc vẫn luôn cảm thấy con đường này dài bất thường. Nàng đã không đợi được để Hằng Nga nhìn thấy hình dáng mới của mình.
Không biết Hằng Nga nhìn thấy nàng luyện thành người sẽ lộ ra biểu cảm gì nhỉ? Chỉ là vô số tính khả năng kia khiến Thỏ Ngọc miên man suy nghĩ. Nàng phải chạy nhanh hơn, nhanh hơn nữa…
Chạy ra khỏi rừng trúc, nàng vừa nhìn đã thấy bóng lưng quen thuộc kia đang nhìn đông nhìn tây. Trong nháy mắt, Thỏ Ngọc có hơi hoảng hốt, xem ra Hằng Nga cũng không cao như trong tưởng tượng của nàng. Có điều cái gọi là cao thấp thực ra đều là so sánh bên ngoài thôi… Cái này không quan trọng. Hình như Hằng Nga đang tìm kiếm gì đó, đột nhiên Thỏ Ngọc nảy sinh ra suy nghĩ muốn đùa chút. Nàng hít sâu một hơi, dùng linh lực tràn trề trong cơ thể ẩn đi tiếng bước chân của mình, cứ như thế lặng lẽ đến phía sau Hằng Nga. Không ngờ vừa đúng lúc nghe được Hằng Nga đang lẩm bẩm một mình.
“Lạ thật đấy, vừa rồi vẫn còn ở đây mà, sao đột nhiên không thấy đâu nữa…” Giọng điệu của Hằng Nga nghe có vẻ sốt ruột: “Thỏ con? Em đi đâu rồi, thỏ con!?”
Nàng ấy đang tìm ta! Thỏ Ngọc vui vẻ nhảy cao đến ba thước nhưng vẫn không phát ra tiếng động, nàng hứng thú so sánh chiều cao của mình với Hằng Nga. Dù cho biến thành nhân loại, Hằng Nga vẫn cao hơn nàng một chút, đỉnh đầu nàng chỉ đến tai Hằng Nga. Hằng Nga hoàn toàn không có ý quay đầu lại, tự mình đi về phía trước, vừa đi vừa gọi “thỏ con, thỏ con”.
Cuối cùng Thỏ Ngọc cũng không nhịn được mà mở miệng: “Ta ở đây này, Hằng Nga.”
***